Loại nấm đắt giá nhất thế giới - Nấm aba
https://shopnammoi.blogspot.com/2016/04/loai-nam-dat-gia-nhat-gioi-nam-aba.html
Với giá bán lên tới hàng trăm đô
la/kilôgram, nấm trắng Alba (nấm truffle hay còn gọi là nấm cục) là loại
nấm ăn đắt nhất thế giới.
Những cây nấm đắt đỏ này nổi tiếng với vị
cay nồng tự nhiên. Nó rất khó trồng vì vậy được coi là thứ gia vị tinh
tế hiếm có trong những món ăn cần vị cay. Một nhà đầu tư Hong Kong từng
mua một cây nấm Alba 1,51 kg với mức giá hơn 160.000 USD (khoảng 3,4 tỷ
đồng) và đây đã trở thành cây nấm đắt nhất thế giới cũng như thực phẩm
đứng đầu về mức độ xa xỉ.Nấm trắng Alba – quý hiếm và xa xỉ
Trên thị trường thế giới, nấm truffle cao cấp thường có xuất xứ từ một số vùng thuộc châu Âu, nhưng nổi tiếng và đắt nhất là nấm mọc ở thị trấn Alba, thuộc Piedmont, phía Tây Bắc nước Ý. Khí hậu mát mẻ, ẩm ướt và điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt của vùng đất nhiều đồi núi này khiến nấm truffle trắng ở đây có vị ngọt và mùi thơm kỳ lạ mà các loài nấm mọc ở những nơi khác không thể có được.
Để thưởng thức món nấm này, bạn phải bỏ ra đến vài tỷ đồng.
Một yếu tố nữa làm nên giá trị của nấm
truffle trắng Alba là cho đến nay, nó chỉ có thể mọc tự nhiên. Lúc sinh
tiền, học giả người La Mã Pline L’Ancien (tiếng Anh là Pliny the Elder,
còn trong tiếng La Tinh là Gaius Plinius Secundus) đã mô tả nấm truffe
bằng những dòng chữ như sau: “Trên đời này, ít có món ăn nào kỳ lạ,
tuyệt vời như nấm Tuber Magnatum. Kỳ lạ bởi vì nó mọc ở dưới đất, không
có gốc mà cũng chẳng có rễ. Không ai biết nó tích tụ từ đâu và sinh sống
nhờ cách nào … Với một chút may mắn, người ta tìm thấy nó, chứ không ai
có thể gieo trồng. Chính cũng vì vậy mà củ nấm hiếm như bạc, quý như
vàng”.
Theo ghi chép của ông, loại nấm này có
mùi vị lạ thường và hương vị tinh tế, nó chỉ mọc sâu ở dưới lòng đất,
gần những gốc cây to, kích cỡ của củ nấm nhỏ như trái lê vùng Cydonia
của Hy Lạp, to nhất thì bằng trái mộc qua. Một khi đào bới lên, nấm
truffe không thể giữ được lâu, càng để lâu ở ngoài trời ở chỗ khô ráo,
củ nấm càng sơ cứng lại, màu sắc hình dáng trông như một khúc gỗ
mục.Theo học giả Pline L’Ancien, người Hy Lạp và người Ba Tư đã từ lâu
tìm cách cấy trồng nấm truffe, nhưng không thành.
Nhờ vào sự lưu truyền của bộ Tự điển
Bách khoa Tự nhiên có từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, mà con người
thời nay mới biết rằng nấm truffe đã được xem như là của ngon vật lạ từ
thời Cổ đại Hy Lạp. Những gì học giả Pline L’Ancien chưa giải thích nổi,
đều được các nhà khoa học chứng minh sau này : dù không có rễ, nhưng
nấm truffe vẫn mọc dưới đất nhờ phát triển cộng sinh với một số loài cây
cổ thụ như cây sồi, cây phỉ hay hạt dẻ.
(sưu tầm)